Trong thời đại mà tin tức lan truyền chỉ trong chớp mắt, và mọi cuộc phỏng vấn từ họp báo truyền thống đến podcast trực tuyến đều có thể bị cắt ghép, trích dẫn và chia sẻ ngay lập tức. Áp lực “phát ngôn đúng lúc, đúng cách” vì thế đang trở thành một gánh nặng vô hình đối với người phát ngôn.
Dù vậy, vẫn có không ít lãnh đạo bước vào phỏng vấn mà không có sự chuẩn bị cần thiết.
Media Training (Huấn luyện phát ngôn và đối thoại với báo chí, truyền thông) không chỉ đơn thuần giúp tránh những phát ngôn ngoài ý muốn. Đó là quá trình giúp người phát ngôn làm chủ câu chuyện của mình và biến mỗi lần xuất hiện trước công chúng thành một cơ hội chiến lược. Sau cùng, con người kết nối với con người chứ không phải với một thương hiệu vô hình.
Chính vì vậy, công chúng và giới truyền thông ngày càng mong đợi được lắng nghe từ những người phát ngôn thật sự bản lĩnh, chân thành và đáng tin cậy.
Nếu bạn là một nhà sáng lập, CEO hay thành viên ban điều hành và chưa từng trải nghiệm khoá Media Training, hãy tự hỏi: Mình đang chủ động bảo vệ danh tiếng hay chỉ đang đặt cược vào sự may rủi?
Vì sao lãnh đạo cần Media Training?

Để phòng ngừa khủng hoảng, trước khi phải xử lý nó
Truyền thông ngày nay không chờ bất kỳ ai đính chính. Một câu nói lỡ lời, một biểu cảm thiếu tự tin hay một câu trả lời thiếu dứt khoát đều có thể “viral” theo cách không mong muốn. Vì vậy, Media Training giúp người phát ngôn nói rõ ràng, đúng trọng tâm và kiểm soát tình huống, thay vì để thông điệp bị bóp méo theo luồng dư luận.
Để biến phỏng vấn thành cơ hội truyền thông
Nhiều người vẫn xem phỏng vấn chỉ đơn thuần là “trả lời câu hỏi”, nhưng đối với những ai đã tham gia khoá Media Training sẽ biết cách chủ động định hướng câu chuyện. Mỗi cuộc trao đổi với báo chí là một cơ hội để tái khẳng định sứ mệnh, chia sẻ tầm nhìn và dẫn dắt cách công chúng nhìn về doanh nghiệp.
Để nói hay thôi là chưa đủ, cần nói đúng và nói có chiến lược
Media training không chỉ giúp những người phát ngôn ăn nói lưu loát mà còn giúp họ nói có mục đích. Từ cách xây dựng câu chuyện, điều chỉnh giọng điệu, ánh mắt, đến cách truyền tải thông điệp sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và có cảm xúc, tất cả đều quan trọng như nhau.
Để xây dựng uy tín từ trước, không đợi đến khi khủng hoảng gõ cửa
Khi tin tức giả, sự hoài nghi và các cuộc khủng hoảng truyền thông đang ngày càng phức tạp, một người phát ngôn đáng tin, rõ ràng và chân thành sẽ trở thành tài sản chiến lư vbcợc của doanh nghiệp. Media training giúp người phát ngôn hiện diện một cách vững vàng, gần gũi và dễ kết nối hơn với công chúng.
5 kỹ năng bất kỳ người phát ngôn nào cũng nên nắm vững
Đây không phải là những lý thuyết suông, mà là những kỹ năng người phát ngôn có thể ứng dụng ngay, dù có đang chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn hay không
Làm chủ buổi phỏng vấn – đừng chỉ “sống sót” qua nó
Thông qua thực hành thực tế, Media Training giúp người phát ngôn biết cách xử lý câu hỏi khó, dẫn dắt lại câu chuyện, kiểm soát thời lượng và chốt thông điệp một cách tự nhiên, linh hoạt mà không bị ngượng ép.
Xây dựng thông điệp cốt lõi và kiên định với nó
Trước bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, hãy xác định rõ 2–3 thông điệp để đọng lại trong tâm trí người nghe. Con số này đủ để bao quát thông tin quan trọng mà vẫn dễ nhớ, dễ nhấn mạnh. Khi có thông điệp rõ ràng, người phát ngôn có thể điều hướng lại đối với các câu hỏi ngoài lề mà không mất đi sự nhất quán.
Làm chủ “thần thái”: Giọng nói – tư thế – trang phục
Một cuộc phỏng vấn không chỉ là về nội dung. Việc người phát ngôn giữ ánh mắt thế nào, tư thế ngồi ra sao, chọn trang phục gì… đều góp phần tạo nên hình ảnh người lãnh đạo đáng tin cậy, chỉn chu mà vẫn gần gũi.
Thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ
Chia sẻ dài dòng rất dễ bị cắt ghép hoặc bị hiểu sai ý. Hãy luyện khả năng trả lời trong 15–20 giây – ngắn gọn, đầy đủ, và dễ được báo chí trích dẫn. Một câu phát ngôn ngắn gọn, có sức nặng sẽ giúp người phát ngôn kiểm soát được cách thông điệp lan truyền ra ngoài.
Đừng bao giờ né tránh câu hỏi
Việc từ chối trả lời vốn rất dễ khiến người phát ngôn bị đánh giá là né tránh hoặc thiếu minh bạch, hãy chuyển hướng có chiến lược:
- “Đây không phải lĩnh vực chuyên môn của tôi, nhưng điều tôi có thể chia sẻ là…”
- “Chúng tôi vẫn đang đánh giá tình hình, nhưng trước mắt đã triển khai…”
- “Còn quá sớm để đưa ra kết luận, nhưng ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là…”
Chuyển hướng khéo léo sẽ duy trì được thế chủ động, đồng thời bảo vệ uy tín cho người phát ngôn và doanh nghiệp.
Lời kết: Phong thái thể hiện chính là thông điệp được ghi nhớ
Một trong những câu nói Ivy+Partners thường nhấn mạnh mỗi khi thực hiện Media Training chính là: “Đừng chỉ trả lời câu hỏi mà hãy trở thành người phát ngôn.”
Mục tiêu của truyền thông không phải là “vượt qua” các câu hỏi, mà là thể hiện bản lĩnh lãnh đạo. Công chúng không chỉ nhớ đến lời chia sẻ, mà còn nhớ đến thần thái, sự bình tĩnh, sự rõ ràng và sự tự tin của người phát ngôn.
Và đó mới chỉ là khởi đầu. Media Training tại Ivy+Parters không chỉ dừng lại ở kỹ năng phỏng vấn, mà còn tạo điều kiện cho người phát ngôn hiểu sâu về bối cảnh truyền thông, nắm rõ cách báo chí khai thác thông tin, luyện tập với các kỹ thuật mô phỏng, và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi hình thức xuất hiện, từ phát biểu trước công chúng đến họp báo xử lý khủng hoảng.
Nếu đã sẵn sàng nâng tầm hình ảnh lãnh đạo trong mọi lần xuất hiện, hãy cùng Ivy+Partners bắt đầu từ một buổi huấn luyện đầu tiên.